Bên cạnh hệ đào tạo Đại học, hệ học Trung cấp Công nghệ thông tin cũng được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Đây là ngành nghề được đánh giá cao về cơ hội việc làm hiện nay. Dưới đây là những điều cần biết khi học Trung cấp Công nghệ thông tin.
Mục Lục
1. Ngành Công nghệ thông tin hệ học Trung cấp học những gì?
Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology ) là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Trong quá trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin, học sinh sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Bên cạnh đó, học sinh sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông…
Đi sâu vào các chuyên ngành này học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin….Sau khi hoàn thành chương trình học, học sinh có khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.
2. Học Trung cấp Công nghệ thông tin ra làm gì?
Những năm tuyển sinh gần đây, Công nghệ thông tin trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Để có thể tạo sự khác biệt tích cực thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi đây được xem là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn. Cụ thể là:
- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính
- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin
- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
3. Ngành Công nghệ thông tin hệ đào tạo Trung cấp làm ở đâu?
Kết quả thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động. Đồng thời, một sự ưu ái khác của thị trường lao động đối với ngành này là thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất.
Sau khi ra trường những bạn học sinh ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại: Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin, các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng; Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp, các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng…
Bạn cũng có thể làm ở bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí, các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Trên đây là một số thông tin về ngành Công nghệ thông tin hệ học Trung cấp. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học đầy đủ và hiệu quả.